Nguyễn Đức Bá Linh

Nguyễn Đức Bá Linh

Digital Marketing Specialist
  • Emaillinhnguyen.bookingbaochi@gmail.com
  • SĐT/ZALO
  • Địa chỉCam Lộ, Quảng Trị

CPM, CPC, CPA – Những Chỉ Số Quan Trọng Quảng Cáo Google Ads

Trong quảng cáo Google Ads, xuất hiện rất nhiều chỉ số mà bắt buộc người làm về lĩnh vực này sẽ cần phải nắm rõ. Chỉ số CPM, CPC, CPA là những Chỉ Số Quan Trọng Quảng Cáo Google Ads. Trong bài viết này, Truyền thông Phương Nam sẽ phân tích khái niệm, ưu nhược điểm, cách tính giá của từng chỉ số cụ thể để bạn hiểu rõ hơn.

Chỉ số CPM là gì?

CPM được định nghĩa là Cost Per Impression, nghĩa là chi phí phải trả cho lượt hiển thị (CPM được tính cho 1000 lượt hiển thị). Ngoài ra, theo Google định nghĩa CPM còn gọi là Cost Per 1000 Impression. Nghĩa là chi phí phải trả cho 1000 lần hiển thị. Hay, theo wikipedia.org thì CPM còn được gọi là Cost Per Mille. Và cũng có thể được gọi là Cost Per Thousand (CPT). Theo tiếng Latinh thì Mile nghĩa là hàng nghìn.


Mặc dù có rất có nhiều cách định nghĩa về cụm từ CPM. Tuy nhiên hiện nay cụm từ Cost Per Impression được nhiều người sử dụng nhất. Tóm lại, CPM là hình thức quảng cáo mà bạn phải trả tiền cho mỗi 1000 lượt hiển thị. Điều đặc biệt, thuật ngữ CPM không chỉ được sử dụng trong quảng cáo Google Ads mà còn ở Facebook Ads, Zalo Ads và một số hình thức khác.

Nếu sử dụng hình thức quảng cáo PPC với chiến lược đặt giá thầu CPC. Thì bạn sẽ dùng các các từ khoá để tiếp cận khách hàng. Trong khi đó với hình thức quảng cáo CPM bạn phải hiểu được Customer insight (hành vi khách hàng). Để có thể Target audience (nhắm mục tiêu khách hàng) một cách đúng đắn thông qua các banner, đoạn video. Loại hình này được sử dụng phổ biến trong chiến dịch Google Display Ads, Youtube Ads hay Gmail Ads.

Cách tính giá thầu CPM trong quảng cáo

Giả sử bạn cho tổng ngân sách ngày là $2,94 và muốn quảng cáo của mình được hiển thị đến 42,000 người, lúc này có công thức tính như sau:

CPM = (Tổng chi phí x 1000) / Lượt hiển thị dự kiến

Áp dụng công thức trên ta có: CPM (2,94 x 1000) / 42000 0,07 ($).

Tức là, với $0,07 thì quảng cáo của bạn sẽ hiển thị được 1000 lần.

Ưu nhược điểm hình thức quảng cáo CPM

CPM là hình thức quảng cáo được sử dụng rất phổ biến trong chiến dịch quảng cáo Google Display Ads, Youtube Ads hay Gmail Ads nhờ những ưu điểm mà nó mang đến:

Khả năng tiếp cận lớn: Quảng cáo của bạn dễ dàng hiển thị đến rất nhiều người dùng với chi phí được xem là khá thấp.

Khả năng xây dựng thương hiệu: Với việc quảng cáo được hiển thị một cách sinh động thông qua đoạn video hay banner, nó sẽ giúp cho người dùng dễ dàng nhớ đến thương hiệu của bạn.

Bên cạnh đó, nhược điểm của chiến lược này là:

Khó tiếp cận đúng đối tượng: Vì việc phải nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng theo hành vi, sở thích. Nên nhà quảng cáo khá bị động trong việc tìm kiếm khách hàng đang có nhu cầu.

Khó tạo chuyển đổi mua hàng: Lượng khách hàng từ nguồn chiến lược này thường có xu hướng tìm hiểu thông tin nhiều hơn. Vì vậy khả năng mua hàng từ chiến lược này không cao.

>>KIẾN THỨC LIÊN QUAN:Brounce Rate là gì? Các Nguyên nhân khiến Brounce Rate tăng cao

Chỉ số CPC là gì?

Chỉ số CPC được viết tắt bởi cụm từ Cost Per Click – nghĩa là chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột. Trong quảng cáo Google Ads, sẽ có rất nhiều loại chiến dịch quảng cáo được sử dụng phổ biến như:. Google Search Ads, Google Shopping Ads, Google Display Ads hay Gmail Ads.


Qua đó CPC được định nghĩa như sau: CPC là số tiền mà bạn phải chi trả tiền khi khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo. Cụ thể thông qua việc bạn phải “đặt giá thầu CPC cho mỗi từ khóa” hoặc “đặt giá thầu CPC tối đa cho nhóm quảng cáo”.

Cách tính giá thầu CPC trong quảng cáo Google Ads

Để tăng được thứ hạng (Ad rank) trong chiến dịch quảng cáo Google Search Ads thì chúng ta dựa vào công thức:

Ad Rank = CPC x Quality score + Ad extensions

Từ công thức trên cho chúng ta thấy rằng, CPC là yếu tố quyết định khoảng 50% trong việc giúp cho quảng cáo đạt hiệu quả tốt nhất.  Trong khi đó, yếu tố Ad extensions (tiện ích quảng cáo mở rộng). Chỉ là yếu tố phụ để giúp thứ hạng của quảng cáo cao hơn. Ngoài ra còn yếu tố khác như Context of query (ngữ cảnh tìm kiếm).

Ưu nhược điểm của các quảng cáo sử dụng chiến lược CPC

Các chiến dịch Google Search Ads, Google Shopping Ads, Google Display Ads. Hay thậm chí Gmail Ads đều sử dụng chiến lược đặt giá thầu CPC. Là nhờ những ưu điểm như:

Khả năng kiểm soát: Bạn có thể dễ dàng tăng hoặc giảm giá thầu CPC theo cách thủ công.

Khả năng hiển thị quảng cáo: Quảng cáo sử dụng chiến lược này hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google là khá ổn định so với một số chiến lược khác (CPA mục tiêu, tối đa hoá nhấp chuột, tối đa hoá chuyển đổi,…).

Bên cạnh những ưu điểm mà chiến lược giá thầu CPC mang lại thì nó vẫn có những hạn chế sau:

Tốn nhiều thời gian: Để chiến dịch quảng cáo đạt hiệu quả tốt nhất, bạn phải luôn luôn tăng hoặc giảm CPC sao cho phù hợp. Để làm được điều này, bạn phải dành thời gian theo dõi quảng cáo cũng như sự cạnh tranh của thị trường.

Nghiên cứu giá thầu: Lúc này, ngoài việc nghiên cứu về hành vi tìm kiếm của người dùng. Bạn phải nghiên cứu về cách đặt CPC sao cho mỗi từ khóa đều mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dễ bị đối thủ tấn công: Việc quảng cáo hiển thị ổn định và xuyên suốt trong một ngày cũng là “con dao 2 lưỡi”. Vì nó giúp cho đối thủ dễ dàng nhìn thấy và nhấp liên tục vào quảng cáo của bạn. (Trường hợp này còn gọi là “bị click tặc”). Nó sẽ dẫn đến quảng cáo của bạn nhanh hết tiền.

Chỉ số CPA là gì?

CPA được viết tắt bởi cụm từ Cost Per Action, nghĩa là chi phí phải trả cho một hành động. Hành động ở đây được xem là những chuyển đổi có giá trị đối với nhà quảng cáo như:. Khách hàng điền thông tin liên hệ, gọi đến cửa hàng hay mua hàng,…


>>KIẾN THỨC LIÊN QUAN:CHỈ SỐ ROI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Nguyên lý hoạt động của chiến lược CPA mục tiêu

Như đã nói, để có thể triển khai được chiến lược CPA một cách tốt nhất thì bạn không nên bỏ qua nội dung này. CPA mục tiêu nên sử dụng sau khi bạn đã triển khai các chiến dịch như CPC, CPM hoặc CPV,…Việc làm này nhằm mục đích biết được trên thị trường mỗi lượt chuyển đổi sẽ giao động với chi phí là bao nhiêu.

Đối với chiến dịch mới bắt đầu tạo (khoảng 30 ngày). Bạn nên lựa chọn cho mình chiến lược CPC thủ công. Để Google hiểu được hành vi của khách hàng tạo ra chuyển đổi trên quảng cáo. Khi đó, bạn chuyển từ CPC thủ công sang CPA mục tiêu thì quảng cáo của bạn sẽ đạt được một hiệu suất tốt nhất.

Nếu ngay từ đầu bạn đặt CPA mục tiêu thì quảng cáo của bạn sẽ mất thời gian học để hiểu hành vi khách hàng. Trong thời gian này, quảng cáo sẽ không được hiển thị một cách tốt nhất. Tương tự, đối với các chiến dịch khác như CPM, CPV cũng vậy.

Ưu nhược điểm của quảng cáo sử dụng chiến lược chỉ số CPA mục tiêu

Về ưu điểm của CPA mục tiêu chúng ta sẽ có:

Trả tiền cho mỗi hành động chuyển đổi. Lúc này chúng ta sẽ hạn chế được việc click ảo hay bị đối thủ triệt hạ như chiến lược CPC, CPV,…

Khả năng kiểm soát: Bạn cũng dễ dàng kiểm soát được chi phí bỏ ra cho chiến dịch.

Chuyển đổi tốt hơn: Quảng cáo của bạn sẽ đạt được chuyển đổi tốt nhất dựa vào chi phí CPA mà bạn bỏ ra.

Ngoài ra nhược điểm của CPA mục tiêu cũng rất lớn đối với những nhà quảng cáo mới như:

Khả năng hiển thị quảng cáo: Những khách hàng mới lần đầu sẽ rất khó nhìn thấy quảng cáo của bạn. Vì nó không hoạt động xuyên suốt như chiến lược CPC thủ công.

Mục tiêu không chất lượng: Với mục tiêu của CPA là tạo ra chuyển đổi (như mua hàng). Nhưng nếu không có lịch sử chuyển đổi từ lượng lớn khách hàng tiềm năng. Thì những chuyển đổi mới này sẽ kém chất lượng.

Kết luận

Hy vọng với kiến thức mà Truyền Thông Phương Nam cung cấp. Lựa chọn cho mình chiến dịch hay chiến lược phù hợp. Góp phần tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp của mình.

 

Comments

Dark Template
Hotline Nhận báo giá!
Hotline 0973.869.415